Theo đánh giá của các chuyên gia, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông minh" hay “nhà máy số”.
Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoT người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Với sự phát triển mạnh mẽ, cuộc CMCN 4.0 sẽ góp phần chuyển dịch sản xuất công nghiệp quốc gia theo hướng từ nền kinh tế năng suất thấp (với ít cơ hội cho cải tiếng công nghệ và đạt được giá trị gia tăng cao trong sản xuất) sang nền kinh tế năng suất cao (với nhiều cơ hội hơn cho các sáng kiến và giá trị gia tăng cao hơn).
CMCN 4.0 sẽ có tác động cụ thể lên ba nhóm ngành công nghiệp chính gồm các ngành công nghiệp công nghệ thấp, ngành công nghiệp trung bình và nhóm các ngành công nghệ cao.
Cụ thể, đối với các ngành công nghiệp công nghệ thấp (hàng hóa tiêu dùng cuối cùng hoặc nguyên liệu đầu vào): các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, da giày… lao động có tác động lớn hơn công nghệ, hiện nay vẫn là ưu thế của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh CMCN 4.0, đây sẽ là một trong những thách thức lớn, khi lao động được dần thay thế bằng robot và các nhà máy thông minh.
Do đó, yếu tố quan trọng trong thời gian tới là tập trung dần vào cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng lao động.
" alt=""/>Các ngành công nghiệp Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào trong cuộc CMCN 4.0?Theo thông tin từ Bộ Tài chính và các tổng cục đã triển khai các giải pháp bảo mật thông tin, dịch vụ vận hành/bảo trì các hệ thống bảo mật, dịch vụ tư vấn bảo mật, dịch vụ đánh giá bảo mật cho hệ thống thông tin và các vùng mạng ảo hóa, vùng mạng không dây tại đơn vị.
Một số giải pháp bảo mật và chính sách bảo mật tiên tiến đã triển khai tại Bộ Tài chính gồm giải pháp bảo mật cho nền tảng ảo hóa - đây là tiền đề cho việc chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây của ngành tài chính, cụ thể: phòng diệt mã độc cho môi trường ảo hóa; kiểm tra độ tin cậy web cho môi trường ảo hóa; tường lửa mức 4 -7 và tính năng phát hiện và chống xâm nhập cho môi trường ảo hóa; kiểm soát ứng dụng và toàn vẹn dữ liệu cho môi trường ảo hóa; giám sát log cho môi trường ảo hóa.
Giải pháp bảo mật cho thiết bị di động: hệ thống quản lý truy cập từ xa VPN phục vụ việc sử dụng ứng dụng, quản trị hệ thống từ xa mọi lúc mọi nơi; phòng diệt mã độc và bảo mật web trên thiết bị di động.
Các quy định và chính sách bảo mật: một số quy định và chính sách bảo mật hiện tại có thể được kế thừa và tiếp tục áp dụng đối với hệ thống thông tin sử dụng công nghệ mới.
" alt=""/>Ngành tài chính trang bị loạt “vũ khí” để bảo mật trong CMCN 4.0